Lần đầu tiên, tôi thấy được sự tuyệt vọng hiện rõ trên khuôn mặt Hách Yến Châu.

Anh siết chặt nắm tay, không nhúc nhích, nhưng hàng mi run rẩy đã phản bội tất cả cảm xúc.

Anh rất đau lòng.

Nhưng trách ai được?

Tôi khẽ thở dài.

“Hách Yến Châu, năm xưa tôi thích anh, là anh không đủ can đảm tiến tới, là anh quá hèn nhát.”

“Suốt hai năm qua, anh chưa bao giờ cho tôi bất kỳ hồi đáp nào.”

“Anh chỉ vì thấy tôi thật lòng với Tiết Trú, trong lòng mới cảm thấy mất mát, nên mới muốn giành lại.”

Hách Yến Châu không thể không biết tôi từng đối xử với những người bạn trai trước thế nào.

Cũng vì vậy, anh mới luôn tự tin rằng tôi sẽ không yêu ai thật lòng.

“Hơn nữa, anh thật sự thích tôi sao?”

Tình yêu luôn là chuyện của hai người, không ai được phép yêu một mình mãi mãi.

Khoảng cách tuổi tác chưa bao giờ là trở ngại.

“Thứ mà anh gọi là thích, chẳng qua chỉ là sự quen thuộc, là thói quen.”

“Còn Tiết Trú thì sao? Hai người các anh mới quen bao lâu, em với anh đã bên nhau bao nhiêu năm…”

Hách Yến Châu gần như không thể khống chế cơn run rẩy trên người.

“Vì em yêu Ninh Ninh không giữ lại gì cả.”

Tiết Trú ngồi thẳng dậy, nét mặt đầy mỉa mai.

“Anh đến một câu thừa nhận cũng không dám nói, thì lấy tư cách gì đòi Ninh Ninh tiếp tục thích anh?”

“Hách Yến Châu, anh chỉ là một kẻ tệ bạc mà thôi.”

22

Từ hôm đó, Hách Yến Châu như mất hồn, liên tục gửi quà đến nhà tôi.

Tôi không từ chối.

Đồ miễn phí thì tội gì không nhận.

Huống chi, đồ của Hách Yến Châu cũng là đồ nhà họ Hách, hậu bối nhận chút lễ từ bề trên cũng chẳng sao.

Chỉ có Tiết Trú là như hũ dấm bị đổ, tức đến nghiến răng.

“Ninh Ninh, những gì anh ta có thể mua cho em, anh cũng có thể mua.”

Tôi bật cười, không vạch trần cậu:

“Được, sau này đều để anh mua cho em.”

Dù tôi biết rõ, Tiết Trú mới học năm ba đại học, làm gì có tiền mua cho tôi những món đắt đỏ.

Cậu chỉ cần ngoan ngoãn, để tôi cưng chiều là được rồi.

23

Ngày cưới nhanh chóng được ấn định.

Tôi dẫn Tiết Trú về ra mắt bố mẹ.

Tiết Trú miệng ngọt, mỗi câu đều “chú ơi, dì ơi”, khiến bố mẹ tôi cười không khép được miệng.

Hai người gần như hài lòng về cậu đến mức không thể chê vào đâu được.

Mọi chuyện sau đó cứ thế thuận theo tự nhiên.

Tôi và Tiết Trú đăng ký kết hôn, tổ chức hôn lễ.

Ngày cưới, tôi vẫn nhìn thấy Hách Yến Châu.

Anh gầy gò tiều tụy, sau khi gửi tiền mừng thì sai người đưa cho tôi một hộp quà rồi lặng lẽ rời đi.

Ông cụ Hách dù có tiếc nuối, vẫn chân thành chúc phúc cho tôi và Tiết Trú.

Trên đường về cùng Tiết Trú, tôi mở hộp quà ra xem.

Bên trong là một chiếc máy ảnh.

Và rất nhiều tấm ảnh.

Tất cả đều là Hách Yến Châu chụp tôi trước đây.

Tôi không hiểu anh gửi chúng vì lý do gì, nhưng những tấm ảnh ấy ghi lại một thời tôi từng sống hết mình, tôi không nỡ vứt.

Tiết Trú cũng chẳng hỏi nhiều, chỉ âm thầm gom hết ảnh lại, làm thành một cuốn album.

Cậu nói:

“Phải cảm ơn con chó Hách kia, nhờ vậy anh mới được thấy dáng vẻ rực rỡ ngày trước của Ninh Ninh.”

Từ sau khi cưới, Tiết Trú gọi Hách Yến Châu thành “con chó Hách”.

Tôi cũng không hiểu vì sao cậu lại mang nhiều địch ý đến thế, rõ ràng tôi đã cắt đứt liên lạc rồi.

Nhưng cậu đã thích gọi như thế, tôi cũng chẳng ngăn.

Về sau, tôi và Tiết Trú nuôi hai con thú cưng.

Một con Samoyed, một con mèo golden.

Cậu ngốc nghếch đặt tên cho chúng là…

Dư Tiểu Trú và Tiết Tiểu Ninh.

[Góc nhìn Tiết Trú]

1

Tôi tên là Tiết Trú.

Viện trưởng ở trại trẻ mồ côi nhặt được tôi vào lúc bình minh vừa hé.

Bà đặt cho tôi cái tên ấy, hy vọng tôi sẽ ấm áp như ánh sáng ban ngày.

Tôi không nhớ được chuyện hồi nhỏ.

Nghe viện trưởng kể lại, có lẽ tôi bị người ta bỏ rơi.

Bà thường ôm tôi vào lòng, mắng cha mẹ tôi là đồ nhẫn tâm, bé xíu như vậy mà nỡ lòng nào vứt ngoài đường.

Tuy trong viện có rất nhiều trẻ con, nhưng viện trưởng chưa bao giờ thiên vị ai.

Bà là một người dịu dàng, dạy chúng tôi học chữ, đọc sách, dù mệt đến kiệt sức cũng chưa từng than vãn trước mặt tụi tôi.

Nhưng số lượng trẻ quá đông, một mình bà thật sự gồng không xuể.

Cũng vào khoảng thời gian đó, bố mẹ nhà họ Dư đến viện làm từ thiện.

Hôm ấy, viện trưởng đã lau rửa sạch sẽ cho từng đứa, dắt bọn tôi ra sân.

Sân viện lúc đó có một cặp vợ chồng trẻ trông rất hiền hậu, đứng phía sau họ là một bé gái rụt rè.

Có lẽ vì sợ người lạ, vừa thấy chúng tôi, cô bé thò đầu ra rồi lại rụt ngay lại, ôm chặt lấy chân cô Dư không chịu buông.

Cô bé mặc đẹp lắm, váy công chúa, vương miện nhỏ, xinh như búp bê trong truyện cổ tích.

Đó là lần đầu tiên tôi gặp Ninh Ninh.

2

Nhà họ Dư quyên góp rất nhiều tiền cho trại trẻ mồ côi.

Viện nhỏ nghèo nàn ban đầu đã được xây lại khang trang sạch sẽ.

Rất nhiều đứa trẻ như tôi cũng được đến trường như bao bạn bè cùng trang lứa.

Viện trưởng biết ơn nhà họ Dư vô cùng, bèn tìm dịp dẫn tôi đến tận nơi cảm ơn họ.

Nhà họ Dư rộng lớn vô cùng, giống như tòa lâu đài bước ra từ truyện cổ tích, tôi không thể phân biệt nổi phương hướng.

Tôi chưa từng thấy ngôi nhà nào xa hoa như vậy, chỉ biết siết chặt tay viện trưởng, không dám buông.

Trên đường đến phòng khách, có một hành lang rất dài.

Hai bên tường treo đầy tranh sơn dầu các kiểu.

Tôi không dám ngẩng đầu nhìn, chỉ len lén liếc trộm từng chút một.

Đúng lúc ấy, Hách Yến Châu ôm Ninh Ninh bước ra từ phía đối diện.

“Anh ơi, là anh trai con gặp ở trại trẻ mồ côi kìa.”

Ninh Ninh ôm cổ anh, thì thầm vào tai anh nhỏ xíu.

Lúc đó Hách Yến Châu đã rất cao rồi, anh chỉ liếc tôi và viện trưởng một cái, rồi bế Ninh Ninh rời đi.

Khi ấy, tôi chỉ biết đứng nhìn bóng lưng hai người họ, trong lòng thầm nghĩ —

Tôi và họ… vốn không cùng một thế giới.

3

Năm tôi mười tám tuổi, tôi trở thành thủ khoa kỳ thi đại học toàn trường.

Một đoạn phỏng vấn tôi được đăng lên mạng.

Cha mẹ ruột của tôi tìm thấy tôi.

Họ ôm tôi khóc nức nở, nói năm xưa bỏ rơi tôi là bất đắc dĩ.

Những năm qua họ vẫn luôn tìm tôi.

Giờ họ đã trở thành những doanh nhân giàu có nổi tiếng, muốn nhận lại tôi.

Nói thật, suốt những năm qua tôi chưa bao giờ nghĩ đến cha mẹ ruột.

Người nuôi tôi là mẹ viện trưởng, người hỗ trợ tôi là nhà họ Dư, còn cha mẹ ruột chỉ là người cho tôi một mạng sống.

Tôi không muốn nhận lại họ.

Nhưng họ không từ bỏ, nói rằng muốn bù đắp cho tôi.

Sau kỳ thi đại học, tôi đi làm thêm ở quán bar.

Tại đó, tôi gặp lại Ninh Ninh.

Cô ấy đã thay đổi rất nhiều, bên cạnh là đủ loại đàn ông, nhưng trong mắt không có lấy chút yêu thương nào.

Tôi biết cô ấy và người thừa kế nhà họ Hách là thanh mai trúc mã, môn đăng hộ đối.

Nên suốt những năm đó, tôi chưa từng dám hỏi han gì về cô.

Phải, tôi thích Ninh Ninh.